Sự khác nhau giữa phóng viên Nga làm việc ở Mỹ với phóng viên Mỹ làm việc ở Nga?
Lượt xem:
Lượt bình luận:
Thể loại: khác nhau, làm việc, Mỹ, Nga, nhà báo, phóng viên, tác nghiệp

>> Về một gia tộc nổi tiếng âm nhạc ở Việt Nam
>> Muôn mặt mạng xã hội (bài phân tích rất hay của nhà báo Nguyễn Vạn Phú!)
>> Ông Nguyễn Bá Thanh bất ngờ ghé phiên tòa "đại án" Huyền Như
>> Khắp nơi cảnh giác du khách Việt: Xuất ngoại rồi bỏ trốn
Có gì khác nhau giữa phóng viên Nga làm việc ở Mỹ với phóng viên Mỹ làm việc ở Nga?
Phóng viên Nga có thể chỉ trích tơi bời Barack Obama. Hơn thế nữa, báo Mỹ thậm chí sẵn sàng đăng bài của Vladimir Putin lên án Tổng thống Mỹ, như trường hợp New York Times (11-9-2013) đăng bài của Putin mang nội dung dạy Mỹ cách làm chính trị quốc tế, cách giải quyết xung đột bằng con đường lịch sự không chiến tranh (bài viết có đoạn: “Chúng ta phải ngưng việc sử dụng ngôn ngữ bạo lực và trở lại con đường giải quyết vấn đề bằng chính trị và ngoại giao một cách văn minh”).
Tuy nhiên, cũng nhìn vấn đề bằng góc độ hành xử văn minh, người ta tự hỏi, không biết có tờ báo chính thống nào ở Nga dám đăng bài viết của Obama chỉ trích Putin?
Và cũng nhìn vấn đề bằng lăng kính “văn minh”, phóng viên Mỹ làm việc ở Nga mà nói xấu Putin thì, “a lê hấp”, lên đường! Đó là trường hợp liên quan phóng viên lão làng David Satter. Reuters (14-1-2014) cho biết, Satter đã bị Bộ ngoại giao Nga khước từ visa từ tháng 12-2013. Sinh năm 1947, Satter là cây bút cựu trào chuyên mảng chính trị Nga. Từ năm 1976-1982, ông là thông tín viên Financial Times tại Moscow rồi làm thông tín viên đặc biệt cho Wall Street Journal…
David Satter đã viết ba quyển với nội dung rất “cà chớn” về Nga (“It Was a Long Time Ago and It Never Happened Anyway: Russia and the Communist Past” (2011); “Age of Delirium: the Decline and Fall of the Soviet Union” (1996); và “Darkness at Dawn: the Rise of the Russian Criminal State” (2003; trong quyển này, Satter nói rằng chính Cơ quan an ninh liên bang Nga là kẻ có trách nhiệm trực tiếp trong loạt vụ nổ chung cư hồi năm 1999 làm thiệt mạng hơn 300 người chứ chẳng phải khủng bố gì cả). Satter trở lại làm việc tại Moscow từ tháng 9-2013 cho đến khi bị trục xuất. Lần này, đương sự bị cấm cửa 5 năm. Cũng lâu rồi Moscow mới đuổi nhà báo Mỹ. Người bị “tiễn” trước đó là Andrei Nagorski, chánh văn phòng Newsweek, vào năm 1982.
Nguồn: FB Mạnh Kim
Xem thêm:
- Người Nga ở Nha Trang (Cảm nhận của Cô gái Đồ Long)
- Tôi có quyền được mơ như vậy lắm chứ
- Thợ hớt tóc ở Việt Nam: số 1 thế giới!
Like haivl trên Facebook để được cười nhiều hơn nhé ^^
Bình luận Báo cáo vi phạm
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment