Băn khoăn công lý
Lượt xem:
Lượt bình luận:
Thể loại: Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng, lao lý, lôi kéo, Nguyễn Tấn Dũng, oán hận, pháp luật, vi phạm pháp luật

>> Tội ác của Tư Bản
>> 'Mở rộng điều tra' vụ Bầu Kiên
>> Dương Tự Trọng mặc áo Black Flag ra tòa : Chiếc áo không làm nên thầy tu?
Ts Nguyễn Sỹ Dũng
LĐ - Chuyện nào ra chuyện ấy. Dương Tự Trọng đã vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, tâm thế của ông tại toà và tình yêu thương vô điều kiện mà ông dành cho anh trai đã thật sự làm lay động lòng người. Cho dù bị anh trai lôi kéo vào vòng lao lý, cho dù vì giúp anh mà phạm pháp, sự nghiệp bị đổ vỡ hoàn toàn, ông vẫn không hề oán hận, vẫn một mực thương xót cho anh.
Dương Chí Dũng có tội lỗi khi lôi kéo em trai mình vào vòng lao lý. Thế nhưng, Dương Tự Trọng quả thực lại có rất ít sự lựa chọn. Sự lựa chọn còn ít hơn khi nếu bị bắt và bị xét xử, người anh có thể sẽ phải đối mặt với án tử hình. Từ chối trợ giúp sẽ không vi phạm pháp luật. Tố giác còn có thể được thưởng. Nhưng làm như thế thì tình cốt nhục, đạo đức có còn hay không? Đặc biệt, trong một gia đình mà tình cốt nhục sâu nặng như họ Dương thì làm như thế rõ ràng là không thể!
Pháp luật xung đột với đạo đức là một điều rất không may. Bởi vì đạo đức mới chính là nền tảng quan trọng nhất của xã hội loài người. Đạo đức mới là cái làm cho cuộc sống tốt đẹp và trường tồn.
Cha ông ta xưa đã hiểu rất rõ điều này. Pháp luật xưa vì vậy đã từng cho phép người thân trong gia đình "giấu tội cho nhau". Ngày nay, chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền. Pháp luật trong một nhà nước pháp quyền - như Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ - phải tiệm cận được công lý. Nghĩa là, pháp luật phải được ban hành và áp dụng phù hợp với đạo lý, với lẽ phải và lương tri.
Hiến pháp mới có hiệu lực từ ngày 1.1.2014 (trước ngày toà tuyên phạt Dương Tự Trọng 18 năm tù) cũng giao nhiệm vụ cho toà án phải bảo vệ công lý: "Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý" (Khoản 3, Điều 102, Hiến pháp năm 2013). Thế nhưng, phạt nặng một người bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ đạo lý của mình thì có bảo vệ được công lý hay không và có hợp hiến hay không? là điều làm chúng ta thật sự băn khoăn, quan ngại.
P/s:
Báo Lao Động đăng bài của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, đặt ra vấn đề xung đột giữa đạo đức và pháp luật trong vụ xử cựu đại tá Dương Tự Trọng, trong bài viết có đoạn: "phạt nặng một người bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ đạo lý của mình thì có bảo vệ được công lý hay không và có hợp hiến hay không (?) là điều làm chúng ta thật sự băn khoăn, quan ngại."
Lý lẽ này của ông Dũng sẽ khiến xung đột với chính việc làm của ông Trọng trước đó như dung túng tội phạm bị truy nã rồi sử dụng như tay chân, chỉ huy phá nhà ông Đoàn Văn Vươn... khi nhìn bằng những khái niệm như "đạo đức", "công lý", "hợp hiến".
Tuy nhiên, việc cho phép xuất hiện những bình luận trái chiều với bài viết của độc giả bên dưới là một cách thể hiện sự trung dung của tòa soạn. Điều này nên được ghi nhận.
Đáng tởm nhất là những kẻ vội hùa theo ông Dũng để cố dùng cái khái niệm rất mông lung là "đạo đức" nhằm đánh tháo cho việc làm của ông Trọng. (FB Trung Bảo)
- Nghĩa khí mẹ gì?
- Ngủ trưa bóng đè...
- Nên làm gì nếu là Dương Tự Trọng?
Like haivl trên Facebook để được cười nhiều hơn nhé ^^
Bình luận Báo cáo vi phạm
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment